Chuyển đến nội dung chính

Chi Cỏ phổng – Wikipedia tiếng Việt


Chi Cỏ phổng (danh pháp khoa học: Sphenoclea) là một chi chứa 2 loài cây thân thảo mọng nước mọc thẳng sống một năm. Chúng mọc trong các môi trường ẩm thấp trong toàn bộ khu vực nhiệt đới của Cựu thế giới.

Hai loài trong chi là cỏ phổng hay xà bông (Sphenoclea zeylanica) có ở Việt Nam và S.  dalzielii. Chi này hiện tại được APG III đặt một mình trong họ Sphenocleaceae. Vị trí của họ này là hơi không chắc chắn; hiện tại được đặt trong bộ Cà (Solanales), nhưng trước đây đã từng được đặt trong bộ Cúc (Asterales), đặc biệt gần với họ Hoa chuông (Campanulaceae) hay ngay trong chính họ này, và có một vài chứng cứ hỗ trợ cho điều này. Chẳng hạn, trong các nghiên cứu hình thái (như của Gustafsson & Bremer, 1995) thì Sphenocleaceae dường như là được đặt khá thỏa mãn trong phạm vi bộ Asterales còn trong phân loại của Takhtadjan năm 1997 thì nó và Campanulaceae được đặt trong bộ Campanulales, mặc dù chúng thiếu nhựa mủ.

Sphenocleaceae, cùng với Hydrolea (lá nước hay thủy lệ), một chi có vị trí không chắc chắn khác, cũng từng được đặt gần họ Boraginaceae (Cosner và ctv., 1994).



Cỏ với thân mập. Lá đơn mọc cách. Hoa lưỡng tính, đều, tập hợp thành bông ở ngọn, thùy tràng xếp lợp, nhị đính trên vách ống tràng, quả nang mở bằng nắp (quả hộp) và hạt gần như không có nội nhũ. Hình dạng ngoài khá giống với các loài trong chi Phytolacca trong họ Phytolaccaceae, nhưng ở chi đó thì hoa thành chùm và thường đối diện với lá.






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dãy Fibonacci – Wikipedia tiếng Việt

Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó . Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là: F ( n ) := { 1 ,     khi  n = 1 ;     1 , khi  n = 2 ;     F ( n − 1 ) + F ( n − 2 ) khi  n > 2. {displaystyle F(n):=left{{begin{matrix}1,,qquad qquad qquad quad , ,&&{mbox{khi }}n=1,; \1,qquad qquad qquad qquad ,&&{mbox{khi }}n=2; ,\F(n-1)+F(n-2)&&{mbox{khi }}n>2.end{matrix}}right.} Xếp các hình vuông có các cạnh là các số Fibonacci Leonardo Fibonacci (1175 - 1250) Dãy số Fibonacci được Fibonacci, một nhà toán học người Ý, công bố vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci - Sách về toán đồ qua 2 bài toán: Bài toán con thỏ và bài toán số các "cụ tổ" của một ong đực. Henry Dudeney (1857 - 1930) (là một nhà văn và nhà toán học người Anh) nghiên cứu ở bò sữa, cũng đạt kết quả tương tự. Thế kỉ XIX, nhà toán học Edouard

Đường sắt khổ hẹp – Wikipedia tiếng Việt

Một đường sắt khổ hẹp là một tuyến đường sắt có khổ đường hẹp hơn khổ của các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn. Đa số các tuyến đường sắt khổ hẹp hiện tại có các khổ đường trong khoảng 3 ft 6 in (1.067 mm) và 3 ft  (914 mm) . So sánh chiều rộng khổ tiêu chuẩn (màu xanh) và một khổ hẹp thông thường (màu đỏ). Bởi các tuyến đường sắt khổ hẹp thường được xây dựng với bán kính cong nhỏ và các khổ kết cấu nhỏ, chúng có thể rẻ hơn để xây dựng, trang bị và hoạt động so với các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ rộng, đặc biệt với địa hình vùng núi. Chi phí thấp hơn của đường sắt khổ hẹp đồng nghĩa với việc chúng thường được xây dựng để phục vụ các cộng đồng công nghiệp nơi tiềm năng vận tải không thích ứng với các chi phí cho việc xây dựng một tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ lớn. Các tuyến đường sắt khổ hoẹp cũng luôn được sử dụng trong công nghiệp khai mỏ và các môi trường khác nơi một cấu trúc khổ rất hẹp khiến cần phải có một khổ chất tải hẹp. Mặt khác, các tuyến đường s