Chuyển đến nội dung chính

Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt


Trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền

Logo.JPG
Tên khác
Trường Bonnal - Bình Chuẩn
Khẩu hiệu
Bonnal - Ngô Quyền niềm tự hào sâu sắc của các thế hệ thầy trò chúng ta
Thông tin chung
Loại hình
Trung học Phổ thông
Thành lập
1920
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng
Cao Tố Nga
Giáo viên
>100
Học sinh
>1600
Thông tin khác
Địa chỉ
Số 02 phố Mê Linh, phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Vị trí
Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại
+84-31-3631342

Trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng hay Trường Bonnal, trường Bình Chuẩn là một ngôi trường nằm trong hệ thống các trường Trung học Phổ thông (Trung học phổ thông) công lập của Việt Nam được thành lập năm 1920. Trường Ngô Quyền là ngôi trường trung học đầu tiên của Hải Phòng và cũng là một trong số những trường trung học đầu tiên của Việt Nam.[1]





Trong lịch sử phát triển, trường đã 3 lần đổi tên. Thời kỳ Pháp thuộc, tên trường là Bonnal. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, trường đổi tên thành Bình Chuẩn. Năm 1948, trường mang tên vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền và giữ mãi cho đến nay.

Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền có bề dày lịch sử và truyền thống dạy tốt học tốt. Từ năm 2003 trường thí điểm đưa giáo án điện tử vào giảng dạy, mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu bài giảng đối với học sinh.


Trường Ngô Quyền nhìn từ chính diện

Quá trình xây dựng, trưởng thành của trường Bonnal - Bình Chuẩn - Ngô Quyền luôn gắn bó sâu sắc với lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng và đất nước. Trên chặng đường dài 95 năm ấy, trường Ngô Quyền đã phát triển, đi lên qua 4 giai đoạn lớn:


Thời kỳ Pháp thuộc (từ 1920 - 1945)[sửa | sửa mã nguồn]


Đây là thời kỳ đất nước có nhiều biến động về chính trị. Những biến động ấy đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào yêu nước của thầy giáo và học sinh trường Bonnal. Nhiều thầy giáo và học sinh của trường đã tham gia các phong trào yêu nước: đòi ân xá Phan Bội Châu năm 1925; tổ chức truy điệu Phan Chu Trinh 1926; tham gia bãi công, bãi khoá, rải truyền đơn 1929, 1930...

Một hình ảnh rất tiêu biểu cho học sinh Bonnal trong các phong trào yêu nước và đấu tranh cách mạng hồi ấy là Nguyễn Văn Cúc (tức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh sau này). Năm 1926, Nguyễn Văn Cúc cùng 2 người bạn đều là học sinh Bonnal đã bị Pháp bắt khi đang rải truyền đơn và bị kết án tù chung thân đày ra Côn Đảo khi mới 16 tuổi.

Đầu năm 1929, ở Hải Phòng có hai nhóm Thanh niên cộng sản đầu tiên ra đời, thì trong đó một nhóm là học sinh Bonnal.

Thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương, các hoạt động yêu nước của học sinh Bonnal đã phát triển về cả bề rộng và chiều sâu. Nguyễn Văn Cúc thoát khỏi Côn Đảo, được Trung ương Đảng CSVN cử về Hải Phòng tham gia xây dựng tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cách mạng, trong đó có trường Bonnal. Vũ Quý, cùng thầy giáo Nguyễn Hữu Tảo thành lập Liên đoàn Hướng đạo Quang Trung trong học sinh Bonnal, đưa họ vào các hoạt động yêu nước (sau 1945 bị cấm hoạt động).

Thời kỳ mặt trận Việt Minh (1941), nhiều tổ Việt minh bí mật được tổ chức và hoạt động trong trường Bonnal, truyền bá sách báo của Đảng Cộng sàn, phổ biến các bài hát yêu nước, lập ra Hội ái hữu học sinh Bonnal, thành lập đoàn Rồng trường Bonnal...

Hai mươi năm tồn tại và phát triển dưới thời Pháp thuộc, mặc dù chịu tác động của nền giáo dục thực dân, nhưng các thế hệ thầy giáo và học sinh trường Bonnal với tinh thần yêu nước và sự nỗ lực của mình đã biến trường Bonnal thành một nơi góp phần đào tạo nhiều nhân tài và đào tạo cán bộ cho phong trào cách mạng Hải Phòng và cả nước [cần dẫn nguồn].

Những nhà giáo giàu lòng yêu nước, yêu nghề và hết lòng vì học sinh, như thầy giáo Nguyễn Hữu Tảo, thầy giáo Hoàng Ngọc Phách, thầy giáo Lê Xuân Phùng... Họ chính là thế hệ thứ nhất đã góp phần rất vào quá trình hình thành những truyền thống rực rỡ của trường Bonnal - Bình Chuẩn - Ngô Quyền.


Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám và trong Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954)[sửa | sửa mã nguồn]


Cùng với việc mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự nghiệp giáo dục cũng bước sang một trang mới. Theo Nghị định ngày 14 - 2 - 1946 của Bộ Giáo dục Việt Nam: "Lấy tên hiệu những danh nhân trong quốc sử" đặt tên cho các trường học ở Bắc bộ, trường Trung học Bonnal đổi tên thành Trung học Bình Chuẩn . Đây là trường trung học đầu tiên của Hải Phòng sau Cách mạng tháng Tám [cần dẫn nguồn].

Hiệu trưởng trường Bình Chuẩn là Giáo sư Tăng Xuân An. Hầu hết các thầy giáo cũ vẫn giảng dạy.

Với truyền thống yêu nước sẵn có, học sinh Bình Chuẩn đã hăng hái tham gia công tác xã hội chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm theo lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khi thực dân Pháp quay lại chiếm Nam bộ, nhiều học sinh Bình Chuẩn đã hăng hái tòng quân trong phong trào "Nam tiến". Hơn 20 học sinh tham gia vào Thanh niên xung phong. Tướng Nguyễn Bình, nguyên là học sinh trường Bonnal, tư lệnh chiến khu Trần Hưng Đạo được Hồ Chí Minh cử vào Nam bộ đánh Pháp.

Học sinh Bình Chuẩn tham gia rất tích cực vào việc cổ động cho "Tuần lễ vàng", cho việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, việc đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp trở về ngày 20 - 10 - 1946...

20 - 11 - 1946, Hải Phòng bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp trong Chiến tranh Đông Dương, nhiều học sinh Bình Chuẩn lại lên đường kháng chiến.


Lễ khai giảng đầu tiên khi trường mang tên Ngô Quyền

Năm 1948, thầy Nguyễn Văn Bái và thầy Quản Hữu Nhân đứng ra xin mở lại một trường trung học cơ sở Bonnal - Bình Chuẩn, Nha học chính Bắc Việt chấp nhận cho trường mang tên là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền. Thầy Quản Hữu Nhân được cử làm hiệu trưởng.

Năm 1950, học sinh Ngô Quyền tham gia bãi khóa hưởng ứng cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên toàn quốc; rải truyền đơn tố cáo tội ác của Thực dân Pháp khủng bố phong trào học sinh, sinh viên và giết hại Trần Văn Ơn...

Năm học 1954 - 1955, trường không mở tiếp. Hải Phòng lúc đó là khu tập kết 300 ngày của quân Pháp.

13 - 5 - 1955, Hải Phòng được giải phóng. Cùng với cả nước, thành phố Hải Phòng bước sang một thời kì mới và lịch sử trường Bonnal - Bình Chuẩn - Ngô Quyền cũng lại mở sang một trang mới.


Thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975)[sửa | sửa mã nguồn]


1955 - 1956 là năm học đầu tiên sau khi độc lập, trường Ngô Quyền có 12 lớp cấp II với gần 600 học sinh. Khi đó, thầy Nguyễn Văn Hoà làm Hiệu trưởng.

1956 - 1957, trường chuyển sang hệ phổ thông bậc 10 năm.

1959, thầy Hoàng Hỉ giữ chức vụ Hiệu trưởng.

Từ 1961 - 1965, trường Ngô Quyền có sự phát triển cao nhất về số lớp và số học sinh, 16 phòng học với 32 lớp.

Các hoạt động dạy và học của thầy và trò rất sôi nổi, Hôi đồng giáo dục gồm 100 giáo viên hăng hái thi đua hưởng ứng phong trào "Hai tốt"... Học sinh Ngô Quyền thời kỳ này có thái độ chăm chỉ và tự giác, tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu. Nhiều học sinh sau này đã thành đạt trên các lĩnh vực quản lý, khoa học, văn hoá nghệ thuật... [cần dẫn nguồn]

Trong điều kiện rất khó khăn của những năm sơ tán, học sinh Ngô Quyền vẫn giữ vững và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của mình.

Từ năm 1972, yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng tăng, nhiều học sinh Ngô Quyền đã lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Một số thầy giáo cũng tình nguyện "đi B", làm công tác giảng dạy ở các vùng giải phóng.

Mặc dù phải phát triển trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, nhưng những hoạt động giáo dục, giảng dạy của trường Ngô Quyền vẫn đảm bảo liên tục, toàn diện, vẫn giữ vững truyền thống và ghi thêm những thành tích vào cuốn biên niên sử đầy tự hào của mình.


Thời kỳ từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay (1975 - nay)[sửa | sửa mã nguồn]


Kể từ khi đất nước giành được độc lập hoàn toàn, toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh của trường vẫn tiếp tục nỗ lực trong lao động và học tập. Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền luôn là một trong hai ngôi trường đứng đầu về thành tích học tập của thành phố Hải Phòng [cần dẫn nguồn].

Nhiều lần cố tổng Bí thư Nguyễn văn Linh về thăm trường và phát biểu cảm tưởng.
Vào tháng 5-2005 trường được công nhận là Trường đạt chuẩn Quốc gia [cần dẫn nguồn].


Các thành tích và danh hiệu mà nhà trường đã đạt được[sửa | sửa mã nguồn]


  • Lẵng hoa của chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng – năm 1979

  • Huân chương Lao động hạng Ba-năm 1980

  • Huân chương Lao động hạng Nhì – năm 1985

  • Huân chương Lao động hạng Nhì – năm 1990

  • Huân chương Lao động hạng Nhất – năm 2000

  • Huân chương Độc lập hạng Ba – năm 2005

  • Tháng 5 năm 2005 được công nhận là Trường đạt chuẩn Quốc gia[2]

  • Năm 2007: 658/683 học sinh đạt điểm thi 3 môn thi vào đại học đạt 15 điểm trở lên [cần dẫn nguồn]. Trong đó có 16 học sinh đạt từ 27 điểm trở lên.

  • Năm 2009: Trường xếp thứ 58 trong số 200 trường Trung học phổ thông có điểm thi đại học cao nhất cả nước

Danh sách các Hiệu trưởng của trường[sửa | sửa mã nguồn]















Thời gian
Hiệu trưởng
1920-1945
Người Pháp
8/1945-1948
Tăng Xuân An
1948-1955
Quản Hữu Nhân
1955-1959
Nguyễn Văn Hoà
1959-chưa rõ
Hoàng Hỉ
1975-1978
Vũ Huy Lộc
1978-1993
Nguyễn Đình Minh
1993-2000
Bùi Lệ Du
2000-2002
Nguyễn Đình Minh
2002-2009
Nguyễn Văn Phú
2009 - 2014
Nguyễn Hồng Thúy

2015 - Cao Tố Nga



Những học sinh, nhà giáo nổi tiếng[2][sửa | sửa mã nguồn]


Những nhà giáo tiêu biểu:


Những học sinh tiêu biểu:


  • Nguyễn Văn Linh nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người khởi xướng công cuộc Đổi Mới đất nước

  • Lưu Văn Lợi nhà ngoại giao, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ

  • Vũ Mão nhà ngoại giao, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội

  • Nguyễn Bình Trung tướng QĐND Việt Nam

  • Hoàng Thế Thiện Thiếu tướng QĐND Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam

  • Hoàng Quý nhạc sĩ, một trong những gương mặt tiên phong của Tân nhạc Việt Nam

  • Văn Cao nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ, tác giả của Quốc ca Việt Nam - Tiến quân ca

  • Đỗ Nhuận nhạc sĩ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I

  • Thế Lữ nhà thơ, nhà biên kịch sân khấu, lá cờ đầu của phong trào Thơ mới

  • Nguyễn Đình Thi nhà thơ, nhạc sĩ

  • Nguyễn Huy Tưởng nhà văn

  • Vũ Khiêu Giáo sư, Anh hùng lao động, nhà nghiên cứu văn hóa

  • Nguyễn Xuân Vinh Giáo sư, Viện sĩ Viện hàn lâm không gian quốc tế

  • Nguyễn Đình Huề Giáo sư chuyên ngành hóa học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây

Cơ sở hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]


Cơ sở hạ tầng của trường

Trường được xây dựng ở khu vực gần trung tâm thành phố với diện tích trên 2ha chia làm 2 khu, số phòng học là >60.
Cả ba khối 10,11,12 có tổng cộng 45 lớp. Khối 10 được chia thành các lớp 10C1, 10C2...10C11. Khối 11 tương tự được chia thành 11B1,11B2...11B11. Khối 12 chia thành 12A1, 12A2... 12A11.

Toàn trường được Pháp xây dựng theo phong cách nhà cổ của châu Âu rất đặc trưng dưới thời thực dân Pháp. Ở tòa nhà chính giữa có một đồng hồ lớn tạo nên sự cổ kính cho toàn bộ dãy nhà. Toàn bộ các dãy nhà đều được sơn màu vàng. Sau này qua nhiều lần tu sửa và xây mới nhưng trường vẫn giữ được phong cách đó.


Tuyển sinh[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 2009-2010, trường tuyển sinh 675 học sinh,chia làm 15 lớp. Đối tượng thi tuyển là người có quốc tịch Việt Nam, độ tuổi từ 15-19. (Những người dưới 15 tuổi phải có học lực năm lớp 9 đạt loại khá trở lên. Nhưng sang đến năm 2013-2014 chỉ tuyển sinh 495 học sinh và chia thành 11 lớp.


Tốt nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Trong nhiều năm liền học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Quyền đạt thành tích đỗ Tôt nghiệp Trung học phổ thông 100%. Ngay cả vào những năm Bộ Giáo dục và Đào tạo kiên quyết với phong trào "2 không". Năm học 2008-2009, tỷ lệ thí sinh đỗ kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là 100%
Năm 2008, tỷ lệ học sinh khối 12 đạt điểm trên 15 trong kì thi Đại học, Cao đẳng là 96,34%. tỷ lệ đạt trên 27 điểm là 2,34%. Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường CĐ,ĐH là >75%


Hoạt động ngoại khóa[sửa | sửa mã nguồn]


Biểu diễn văn nghệ

  • Hoạt động ngoại khóa của trường diễn ra khá sôi nổi. Đặc biệt là Thể thao và Văn nghệ.

  • Năm 2009, nhà trường tổ chức giải bóng đá NQS BONNAL Cup 2k9 thu hút rất đông học sinh nam tham gia. Các đội bóng được chia làm bốn bảng. Kết quả vẫn đang được cập nhật

  • Vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của trường, thường hay diễn ra các cuộc thi cắm hoa, biểu diễn thời trang... Sau đó sẽ tổ chức hội chợ với những gian hàng nhỏ bán những món hàng từ hàng lưu niệm "hand made" đến các món ăn "tự nấu"...

  • Học sinh Ngô Quyền là những con người năng động khi đã thể hiện tài năng của mình qua một sân chơi chung của học sinh tạo ra vì lợi ích của cộng đồng NQ's Students tại http://diendanngoquyen.net

Là ngôi trường đứng đầu ở Hải Phòng trong nhiều năm. Trường đã đạt được nhiều thành tích trong đạo tạo ra các nhân tài phục vụ thành phố Hải Phòng và đất nước. Song hành cùng đó là những sân chơi do học sinh NQ làm chủ,đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng:





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dãy Fibonacci – Wikipedia tiếng Việt

Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó . Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là: F ( n ) := { 1 ,     khi  n = 1 ;     1 , khi  n = 2 ;     F ( n − 1 ) + F ( n − 2 ) khi  n > 2. {displaystyle F(n):=left{{begin{matrix}1,,qquad qquad qquad quad , ,&&{mbox{khi }}n=1,; \1,qquad qquad qquad qquad ,&&{mbox{khi }}n=2; ,\F(n-1)+F(n-2)&&{mbox{khi }}n>2.end{matrix}}right.} Xếp các hình vuông có các cạnh là các số Fibonacci Leonardo Fibonacci (1175 - 1250) Dãy số Fibonacci được Fibonacci, một nhà toán học người Ý, công bố vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci - Sách về toán đồ qua 2 bài toán: Bài toán con thỏ và bài toán số các "cụ tổ" của một ong đực. Henry Dudeney (1857 - 1930) (là một nhà văn và nhà toán học người Anh) nghiên cứu ở bò sữa, cũng đạt kết quả tương tự. Thế kỉ XIX, nhà toán học Edouard

Đường sắt khổ hẹp – Wikipedia tiếng Việt

Một đường sắt khổ hẹp là một tuyến đường sắt có khổ đường hẹp hơn khổ của các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn. Đa số các tuyến đường sắt khổ hẹp hiện tại có các khổ đường trong khoảng 3 ft 6 in (1.067 mm) và 3 ft  (914 mm) . So sánh chiều rộng khổ tiêu chuẩn (màu xanh) và một khổ hẹp thông thường (màu đỏ). Bởi các tuyến đường sắt khổ hẹp thường được xây dựng với bán kính cong nhỏ và các khổ kết cấu nhỏ, chúng có thể rẻ hơn để xây dựng, trang bị và hoạt động so với các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ rộng, đặc biệt với địa hình vùng núi. Chi phí thấp hơn của đường sắt khổ hẹp đồng nghĩa với việc chúng thường được xây dựng để phục vụ các cộng đồng công nghiệp nơi tiềm năng vận tải không thích ứng với các chi phí cho việc xây dựng một tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ lớn. Các tuyến đường sắt khổ hoẹp cũng luôn được sử dụng trong công nghiệp khai mỏ và các môi trường khác nơi một cấu trúc khổ rất hẹp khiến cần phải có một khổ chất tải hẹp. Mặt khác, các tuyến đường s