Chuyển đến nội dung chính

Violette Szabo – Wikipedia tiếng Việt


Violette Szabo
Violette Szabo
Tiểu sử
Biệt danh
Louise (also: La P'tite Anglaise)
Sinh
Paris, Pháp
Mất
Trại tập trung Ravensbrück, Đức
Binh nghiệp
Phục vụ
Anh, Pháp
Thuộc
Chiến dịch Đặc biệt
Năm tại ngũ
1941-1945 (FANY) /
1942/43-1945 (SOE)
Đơn vị
Salesman
Khen thưởng
Huân chương Thánh George
Mbe medal front and reverse.jpg Thành viên Order of the British Empire,
Croix de Guerre Huân chương Thập tự chinh

Violette Szabo (1921 – 1945) là nữ điệp viên Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người bị phát xít Đức hành quyết bằng phòng hơi ngạt.





Violette Bushell sinh ngày 26 tháng 6 năm 1921, cha là người Anh, một người lái taxi và mẹ là người Pháp. Sau khi sinh Bushell, gia đình chuyển đến Luân Đôn. Năm 1940, Violette đã gặp Etienne Szabo, một sĩ quan Pháp gốc Hungary, tại cuộc diễu hành Bastille Day ở thủ đô Luân Đôn. Họ kết hôn sau một cuộc tình lãng mạn, sét đánh 42 ngày. Ngay sau khi Tania, đứa con duy nhất của họ được sinh ra, Etienne tử trận khi chiến đấu với lực lượng phe Trục tại El Alamein (Ai Cập), vào tháng 10 năm 1942. Cái chết của Etienne đã làm Violette quyết định gia nhập Đội Tác chiến Đặc biệt (Special Operations Executive viết tắt là SOE), chuyên tìm diệt những người phản bội nước Pháp theo Đức Quốc xã, lực lượng SS, và mật vụ Gestapo.



Tiếp sau Ngày D (ngày mở màn quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie), ngày 7 tháng 6 năm 1944, Violette nhảy dù xuống vùng Limoges, để phối hợp với Phong trào Kháng chiến Pháp tại địa phương tìm diệt những người phản bội nước Pháp. Khi trở về Paris, do bị chỉ điểm, Violette đã bị Sư đoàn SS "Das Reich" Panzer bắt và chuyển cho Gestapo thẩm vấn. Không khai thác được Violette SS đã chuyển bà đến trại tập trung Ravensbruck, rồi hành quyết bằng hơi ngạt vào tháng 1 năm 1945, năm đấy bà mới 23 tuổi. Hiện nay ở Anh có một bảo tàng mang tên Violette Szabo.

Về sau, Violette Szao được chính quyền Pháp truy tặng Huân chương Thánh George và Huân chương Thập tự chinh, nhằm ghi nhớ công lao của người nữ điệp viên này trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[1]






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dãy Fibonacci – Wikipedia tiếng Việt

Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó . Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là: F ( n ) := { 1 ,     khi  n = 1 ;     1 , khi  n = 2 ;     F ( n − 1 ) + F ( n − 2 ) khi  n > 2. {displaystyle F(n):=left{{begin{matrix}1,,qquad qquad qquad quad , ,&&{mbox{khi }}n=1,; \1,qquad qquad qquad qquad ,&&{mbox{khi }}n=2; ,\F(n-1)+F(n-2)&&{mbox{khi }}n>2.end{matrix}}right.} Xếp các hình vuông có các cạnh là các số Fibonacci Leonardo Fibonacci (1175 - 1250) Dãy số Fibonacci được Fibonacci, một nhà toán học người Ý, công bố vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci - Sách về toán đồ qua 2 bài toán: Bài toán con thỏ và bài toán số các "cụ tổ" của một ong đực. Henry Dudeney (1857 - 1930) (là một nhà văn và nhà toán học người Anh) nghiên cứu ở bò sữa, cũng đạt kết quả tương tự. Thế kỉ XIX, nhà toán học Edouard

Đường sắt khổ hẹp – Wikipedia tiếng Việt

Một đường sắt khổ hẹp là một tuyến đường sắt có khổ đường hẹp hơn khổ của các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn. Đa số các tuyến đường sắt khổ hẹp hiện tại có các khổ đường trong khoảng 3 ft 6 in (1.067 mm) và 3 ft  (914 mm) . So sánh chiều rộng khổ tiêu chuẩn (màu xanh) và một khổ hẹp thông thường (màu đỏ). Bởi các tuyến đường sắt khổ hẹp thường được xây dựng với bán kính cong nhỏ và các khổ kết cấu nhỏ, chúng có thể rẻ hơn để xây dựng, trang bị và hoạt động so với các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ rộng, đặc biệt với địa hình vùng núi. Chi phí thấp hơn của đường sắt khổ hẹp đồng nghĩa với việc chúng thường được xây dựng để phục vụ các cộng đồng công nghiệp nơi tiềm năng vận tải không thích ứng với các chi phí cho việc xây dựng một tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ lớn. Các tuyến đường sắt khổ hoẹp cũng luôn được sử dụng trong công nghiệp khai mỏ và các môi trường khác nơi một cấu trúc khổ rất hẹp khiến cần phải có một khổ chất tải hẹp. Mặt khác, các tuyến đường s