Chuyển đến nội dung chính

Thái Công Triều – Wikipedia tiếng Việt


Thái Công Triều (蔡公朝, ?-?) là một võ quan triều Nguyễn. Ông theo Lê Văn Khôi trong cuộc nổi dậy ở thành Gia Định (1833-1835). Khi đại cục thất bại, Thái Công Triều bị bắt và xử tội chết.





Thái Công Triều là người ở Thừa Thiên. Không rõ thân thế[1], chỉ biết trước khi nổ ra cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1833-1835) tại thành Phiên An thì ông đang làm vệ úy coi biền binh[2] ở đó.

Theo sử liệu thì Lê Văn Khôi vốn là một thổ hào ở Cao Bằng, sau theo cha nuôi là Tả quân Lê Văn Duyệt vào Nam. Đêm 18 tháng 5 âm lịch năm Quý Tỵ (1833), vì bất mãn[3], Lê Văn Khôi đã cùng với 27 người lính hồi lương giết chết Bố chính Bạch Xuân Nguyên và Tổng đốc Nguyễn Văn Quế...

Được phần nhiều quân lính ở Phiên An ủng hộ, Lê Văn Khôi bèn chiếm lấy thành, tự xưng là Đại nguyên suý, phong chức cho những người đồng mưu để cùng chống lại nhà Nguyễn. Khi ấy, Thái Công Triều được làm trung quân và được cử đi đánh lấy các tỉnh thành.

Theo giáo sư Nguyễn Phan Quang thì quân Thái Công Triều đi đến đâu quan lại triều Nguyễn bỏ chạy đến đấy. Quân sĩ và nhân dân các nơi nức lòng đi theo nghĩa quân, chỉ trong vòng một tháng đã chiếm được cả sáu tỉnh Nam Kỳ. [4]

Đang khi thắng lợi, thì Lê Văn Khôi cắt đôi đất Nam Kỳ, giao một nửa cho Thái Công Triều quản lĩnh để đền công[5].

Nghe tin có binh biến ở miền Nam, vua Minh Mạng liền sai năm tướng là: Tống Phước Lương, Phan Văn Thúy, Trần Văn Năng, Nguyễn Xuân, Trương Minh Giảng cùng thống lĩnh quân thủy bộ và tượng binh tiến gấp vào đánh dẹp.

Khoảng trung tuần tháng 7 năm 1833, cả ba đạo đại quân xuất phát từ Huế đã đến Gia Định. Thấy lực lượng binh triều đông đảo và hùng hổ quá, địa chủ và phú hào các nơi đều dao động, lần lượt quay về với triều đình.

Suy tính thiệt hơn, Thái Công Triều bèn đầu hàng triều đình, rồi dẫn quân đi đánh lại Lê Văn Khôi, lấy lại các tỉnh thành mà trước đây ông đã chỉ huy chiếm được[6].

Lê Văn Khôi biết thế không chống nổi, bèn vào thành Phiên An cố thủ, rồi sai người sang Xiêm La cầu cứu. Đầu năm 1834, Lê Văn Khôi chết vì bệnh phù thũng và quân Xiêm sang cứu cũng đã bị đánh tan. Nhưng dưới sự chỉ huy của Tiền quân Nguyễn Văn Trắm, quân nổi dậy vẫn tiếp tục cầm cự cho đến ngày 16 tháng 7 năm 1835, thành mới bị đánh hạ.

Mặc dù nỗ lực lập công chuộc tội, nhưng trong đoàn phạm nhân bị đóng cũi sắt giải về Huế, có Thái Công Triều. Bùi Văn Cúc (con nuôi của Lê Văn Khôi) đã khai ông là một trong những tay chủ mưu. Ông bị kêu án lăng trì, nhưng xét vì có công và vì biết ăn năn nên giảm xuống còn tội xử trảm[7].

Thái Công Triều bị chém chết lúc nào không rõ.



(Chỉ dùng để tham khảo)


Thái Công Triều, một đại tướng của Khôi đã trở giáo ra đầu hàng quân triều và đánh lại quân khởi nghĩa. Do sự phản bội bất thình lình này, mặt trận Gia Định của Khôi bị uy hiếp và tinh thần của quân khởi nghĩa bị xuống dần [8].
(Thái Công) Triều theo (Lê Văn) Khôi là đầu hàng đỡ chớ vẫn nhị tâm, nên lén tư thông đưa thư cho các đồng liêu cũ... Khi có tin binh triều đi phạt tội đã đến Mô Xoài (Bà Rịa), Triều gởi thơ ra tận Huế, một mặt thông đồng với binh vua, một mặt phản lại Khôi... Ở Rạch Chanh (Đăng Giang), Triều gặp tả quân Sáu Khả, giả chước mời qua thuyền yến ẩm rồi xuất kỳ bất ý giết Khả và hạ sát cả bọn tùy tùng... Tội nghiệp phần nào mà cũng đáng đời phần nào là Thái Công Triều, lội qua phe Khôi, rồi lội trở qua phe triều đình mà cũng không khỏi rụng đầu.[9]



  1. ^ Đại Nam chính biên liệt truyện không có truyện riêng về Thái Công Triều, mà chỉ chép xen trong Truyện các nghịch thần, mục: Lê Văn Khôi.

  2. ^ Triều Nguyễn, biền binh là loại lính mộ tại địa phương. Theo phép "biền binh ban lệ" lúc bấy giờ thì các đơn vị chia làm ba phiên, hai phiên cho về quê, chỉ giữ lại một phiên, rồi cứ thay phiên thay đổi nhau (theo Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Nhà xuất bản Bốn Phương, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản, trang 158).

  3. ^ Xem chi tiết ở trang Lê Văn Khôi.

  4. ^ Nguyễn Phan Quang, trang 237.

  5. ^ GS. Nguyễn Phan Quang phê: Đây là một sai lầm nghiêm trọng của Lê Văn Khôi (trang 237).

  6. ^ Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968, trang 446.

  7. ^ Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (trang 1027) và Vương Hồng Sển (trang 216).

  8. ^ Phạm Văn Sơn, trang 354.

  9. ^ Vương Hồng Sển, trang 211 và 216.




  • Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm tổng tài), Đại Nam chính biên liệt truyện. Nhà xuất bản Văn học, 2004.

  • Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (quyển 4). Tủ sách Sử học Việt Nam xuất bản, Sài Gòn, 1961.

  • Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

  • Vương Hồng Sển, Đất sành cũ đất Nam Kỳ và giặc Lê Văn Khôi, in trong Khảo về đồ sứ men lam (Huế). Nhà xuất bản Mỹ thuật, 1994.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dãy Fibonacci – Wikipedia tiếng Việt

Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó . Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là: F ( n ) := { 1 ,     khi  n = 1 ;     1 , khi  n = 2 ;     F ( n − 1 ) + F ( n − 2 ) khi  n > 2. {displaystyle F(n):=left{{begin{matrix}1,,qquad qquad qquad quad , ,&&{mbox{khi }}n=1,; \1,qquad qquad qquad qquad ,&&{mbox{khi }}n=2; ,\F(n-1)+F(n-2)&&{mbox{khi }}n>2.end{matrix}}right.} Xếp các hình vuông có các cạnh là các số Fibonacci Leonardo Fibonacci (1175 - 1250) Dãy số Fibonacci được Fibonacci, một nhà toán học người Ý, công bố vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci - Sách về toán đồ qua 2 bài toán: Bài toán con thỏ và bài toán số các "cụ tổ" của một ong đực. Henry Dudeney (1857 - 1930) (là một nhà văn và nhà toán học người Anh) nghiên cứu ở bò sữa, cũng đạt kết quả tương tự. Thế kỉ XIX, nhà toán học Edouard

Đường sắt khổ hẹp – Wikipedia tiếng Việt

Một đường sắt khổ hẹp là một tuyến đường sắt có khổ đường hẹp hơn khổ của các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn. Đa số các tuyến đường sắt khổ hẹp hiện tại có các khổ đường trong khoảng 3 ft 6 in (1.067 mm) và 3 ft  (914 mm) . So sánh chiều rộng khổ tiêu chuẩn (màu xanh) và một khổ hẹp thông thường (màu đỏ). Bởi các tuyến đường sắt khổ hẹp thường được xây dựng với bán kính cong nhỏ và các khổ kết cấu nhỏ, chúng có thể rẻ hơn để xây dựng, trang bị và hoạt động so với các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ rộng, đặc biệt với địa hình vùng núi. Chi phí thấp hơn của đường sắt khổ hẹp đồng nghĩa với việc chúng thường được xây dựng để phục vụ các cộng đồng công nghiệp nơi tiềm năng vận tải không thích ứng với các chi phí cho việc xây dựng một tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ lớn. Các tuyến đường sắt khổ hoẹp cũng luôn được sử dụng trong công nghiệp khai mỏ và các môi trường khác nơi một cấu trúc khổ rất hẹp khiến cần phải có một khổ chất tải hẹp. Mặt khác, các tuyến đường s