Chuyển đến nội dung chính

Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt



Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn

Instituto Le Quy Don, Ciudad Ho Chi Minh, Vietnam, 2013-08-14, DD 01.JPG
Tên khác
Collège Chasseloup-Laubat
Khẩu hiệu
Không dạy thêm, học thêm; không thu các khoản tiền nào khác ngoài học phí; đảm bảo tốt các chương trình của Bộ; thực hiện tốt phương pháp dạy học tiên tiến, phát huy năng khiếu của từng học sinh [1]
Thông tin chung
Loại hình
Trung học Phổ thông
Thành lập
1874
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng
Đỗ Thị Bích Duyên (Quyền Hiệu Trưởng) (2013)
Hiệu phó
Nguyễn Thị Mai Lan, Đặng Hồ Tuyền
Giáo viên
123 giáo viên (niên học 2013-2014)
Thông tin khác
Vị trí
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại
0839305260
Email
lequydonhighschool@gmail.com hoặc c3lequydon.tphcm@moet.edu.vn
Website
http://thpt-lequydon-hcm.edu.vn/

Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn là một trường phổ thông trung học công lập của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trường trung học đầu tiên của Sài Gòn, được thành lập năm 1874, với tên gọi ban đầu Collège Chasseloup-Laubat.




Quá trình hình thành và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]


Sau khi chiếm được toàn cõi Nam Kỳ, ngày 14 tháng 11 năm 1874, Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn Đô đốc (Contre-amiral) Pháp Jules François Emile Krantz (1821-1914) đã ký nghị định thành lập một ngôi trường trung học tại Sài Gòn nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo con em những người Pháp tại Sài Gòn.[2] Chương trình giảng dạy theo chính quốc, dạy từ tiểu học đến tú tài (chương trình Pháp). Trường sở được khởi công xây dựng ngay vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877.

Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ),[3] không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Hầu tước François de Chasseloup-Laubat (François Charles Louis, marquis de Chasseloup-Laubat; 1754-1833).

Ban đầu, trường chỉ nhận các học sinh người Pháp, đến đầu thế kỷ 20 thì mở rộng để nhận thêm học sinh người Việt, tuy nhiên phải có quốc tịch Pháp. Do đó, trường phân biệt thành 2 khu:


  • Khu dành riêng học trò người Pháp, gọi là Quartier Européen

  • Khu dành cho học trò Việt có học thêm giờ tiếng Việt, gọi là Quartier indigène (khu bản xứ)

Cả hai khu này đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp.

Tuy là một khu trường dành cho những người có quốc tịch Pháp (do đó, trường còn có tên là trường Bổn quốc Sài Gòn, khác với các trường bản xứ khác), vào năm 1926, những học sinh người Việt đã viết lên bảng 4 chữ A.B.L.F, viết tắt câu "A bas les Français" (nghĩa là "Đả đảo thực dân Pháp") trong một lần bãi khóa để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.


Collège Chasseloup-Laubat

Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương G. Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.

Ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều, thành lập tại Chợ Quán, kể từ đầu niên học 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée) để thành lập một trường mới, về sau có tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký, hay trường Petrus Ký.

Ngoài con em của các quan Pháp, những học sinh xuất sắc nhất của đất Nam kỳ cũng được tuyển chọn theo học. Sau mỗi kỳ thi, kết quả học tập của từng người còn được đăng trên Gia Định Báo.[2]


Cổng trường ngày nay

Sau năm 1954, với dụng ý tránh gợi nhớ thời thuộc địa, trường được đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu là học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, trường được trả lại cho Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ 1975, chính quyền Việt Nam vẫn giữ tên gọi Lê Quý Đôn cho ngôi trường này, tuy nhiên phân tách thành hai khu dành cho học sinh cấp II (trường THCS Lê Quý Đôn) và khu dành cho học sinh cấp III (trường THPT Lê Quý Đôn). Đây là ngôi trường cổ xưa nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.[4]



Hành lang một dãy lớp

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gân như nguyên vẹn, gồm bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại có hình chữ "khẩu". Với lối kiến trúc mang đậm chất Tây Âu, trường sở được xem như một kiến trúc cổ có lịch sử văn hóa lâu đời, vẫn giữ gìn được nét truyền thống cổ kính mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa. Dựa trên nền kiến trúc cổ, hiện tại trường sở đã xây thêm một số công trình phụ gồm nhà luyện tập thể thao và 10 phòng học kiểu mới. Tính truyền thống và hiện đại được nhà trường chú ý ngay trong khâu thiết kế và trang trí, vì thế ngôi trường Lê Quý Đôn vẫn mang đậm nét cổ kính.


Tượng đài Lê Quý Đôn

Thời Pháp trường nổi tiếng với nhiều giáo viên và học sinh giỏi được lưu danh. Ngày nay, trường là một trong những trường đầu tiên thực hiện mô hình chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng trường đang từng bước khẳng định vị trí trên toàn thành phố.

Ngày 20 tháng 11 năm 1998, dựng tượng đài nhà bác học Lê Quý Đôn phía sau cổng trường.

Năm 2009 trường đã hoàn tất lứa đầu tiên của mô hình mới với tỉ lệ tốt nghiệp 100% và chính thức trở thành trường Công lập tự chủ tài chính. Ngày 31 tháng 08 năm 2009, Chủ tịch nước đương thời Nguyễn Minh Triết đến dự lễ khai giảng cùng nhà trường.[5]


Thành tích đạt được (từ sau năm 1975)[sửa | sửa mã nguồn]


Một số giáo viên và học sinh tiêu biểu thời Pháp[sửa | sửa mã nguồn]


  • Ngô Minh Chiêu, tín đồ Đạo Cao Đài đầu tiên, lãnh đạo phái Chiếu Minh.

  • Nguyễn Ngọc Tương, Giáo Tông chi phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.

  • Phạm Công Tắc, Hộ pháp Đạo Cao Đài, lãnh đạo tối cao của Cao Đài giáo.

  • Cao Triều Phát, lãnh đạo chi phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa I.

  • Nguyễn An Ninh, nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20.

  • Phan Văn Chương, cố vấn Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Rạch Giá, Giám đốc Sở Ngân Khố Nam Bộ.

  • Trần Văn Giàu, nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam.

  • Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư, Bác sĩ vi trùng học và Đông y, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II, III.

  • Vương Hồng Sển, nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ người Việt Nam.

  • Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

  • Phạm Ngọc Thảo, Tướng của hai Quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Quân đội Nhân dân Việt Nam.

  • Trịnh Công Sơn, Nhạc sĩ Tân Nhạc nổi tiếng của Việt Nam.

  • Norodom Sihanouk, cố Quốc vương, cố Thái thượng hoàng Vương quốc Campuchia.

  • Trịnh Xuân Thuận, là một khoa học gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo.

  • Trần Đại Nghĩa, (không học ở trường nhưng được hội ái hữu của trường cấp học bổng 1 năm du học Pháp).

  • Lưu Văn Lang, kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam nửa đầu thế kỷ 20.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dãy Fibonacci – Wikipedia tiếng Việt

Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó . Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là: F ( n ) := { 1 ,     khi  n = 1 ;     1 , khi  n = 2 ;     F ( n − 1 ) + F ( n − 2 ) khi  n > 2. {displaystyle F(n):=left{{begin{matrix}1,,qquad qquad qquad quad , ,&&{mbox{khi }}n=1,; \1,qquad qquad qquad qquad ,&&{mbox{khi }}n=2; ,\F(n-1)+F(n-2)&&{mbox{khi }}n>2.end{matrix}}right.} Xếp các hình vuông có các cạnh là các số Fibonacci Leonardo Fibonacci (1175 - 1250) Dãy số Fibonacci được Fibonacci, một nhà toán học người Ý, công bố vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci - Sách về toán đồ qua 2 bài toán: Bài toán con thỏ và bài toán số các "cụ tổ" của một ong đực. Henry Dudeney (1857 - 1930) (là một nhà văn và nhà toán học người Anh) nghiên cứu ở bò sữa, cũng đạt kết quả tương tự. Thế kỉ XIX, nhà toán học Edouard

Đường sắt khổ hẹp – Wikipedia tiếng Việt

Một đường sắt khổ hẹp là một tuyến đường sắt có khổ đường hẹp hơn khổ của các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn. Đa số các tuyến đường sắt khổ hẹp hiện tại có các khổ đường trong khoảng 3 ft 6 in (1.067 mm) và 3 ft  (914 mm) . So sánh chiều rộng khổ tiêu chuẩn (màu xanh) và một khổ hẹp thông thường (màu đỏ). Bởi các tuyến đường sắt khổ hẹp thường được xây dựng với bán kính cong nhỏ và các khổ kết cấu nhỏ, chúng có thể rẻ hơn để xây dựng, trang bị và hoạt động so với các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ rộng, đặc biệt với địa hình vùng núi. Chi phí thấp hơn của đường sắt khổ hẹp đồng nghĩa với việc chúng thường được xây dựng để phục vụ các cộng đồng công nghiệp nơi tiềm năng vận tải không thích ứng với các chi phí cho việc xây dựng một tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn hay khổ lớn. Các tuyến đường sắt khổ hoẹp cũng luôn được sử dụng trong công nghiệp khai mỏ và các môi trường khác nơi một cấu trúc khổ rất hẹp khiến cần phải có một khổ chất tải hẹp. Mặt khác, các tuyến đường s